Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Những đặc sản thằn lằn núi - ốc xu khó tìm vùng đất nắng nóng Tây Ninh

Thằn lằn mới chỉ xuất hiện nửa đêm về sáng

Loài thằn lằn núi bà đen ngón mới được đặt tên thằn lằn ngón thương Cyrtodactylus thuongae. Ba loài thằn lằn cùng sống chung một địa điểm là phát hiện hết sức thú vị về đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và núi Bà Đen nói riêng.

Thằn lằn mới chỉ xuất hiện nửa đêm về sáng 
Nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, quản trị trang web Sinh vật rừng Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi đã mất hơn 3 năm, tốn rất nhiều công sức quần thảo các khu vực xung quanh dãy núi Bà Đen với một mẫu thằn lằn đã chết tình cờ thu được ở phía đông dãy núi nhưng kết quả hoàn toàn vô vọng”.
Không kể gì du khách ghé thăm mà ngay cả cư dân ở những vùng miền khác của Tây Ninh cũng khó có dịp thưởng thức món này nếu không được sự hướng dẫn của những người đã từng ăn vì thường thằn lằn núi không bán đại trà mà phải đặt hàng những người đi núi về mới có.

Để thấy được tận mắt thằn lằn núi thì rất là khó và hiếm hoi, và cách dễ tìm nhất là ...vào các nhà hàng tại tây ninh hay may lắm gặp được những thợ săn. Theo tìm hiểu của người sành ăn thì ai cũng biết và thích thú với cách săn này. Cách săn cũng khá đơn giản như phần nhiều là phải gặp cơ may mới săn được một quả đậm, và phải kể đến sự kiên nhẫn đợi
 Nghề săn bắt thằn lằn núi thì khá vất vả và nó đã trở thành một nghề nuôi sống bản thân cho người dân ở Tây Ninh. Chỉ cần một nải chuối chín rục, một cần câu cùng với lưỡi câu thắt thòng lọng, một vài thùng thiết nhỏ bên trong có bôi dầu mỡ trơn trợt.  Thường thì nếu may mắn sẽ được chừng vài kg cho một lần đi câu nếu gặp hôm chúng hoản và nhát mồi thì chì được vài lạng. để chia cho khách quen đã đặt hàng trước.   
Nhìn những chú thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu, chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi thơm, giòn, béo… … ngon quá chừng.Cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng!Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Tây Ninh không chỉ là vùng đất nổi tiếng về thằn lằn núi bà đen mà còn nổi tiếng với đặc sản bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh.

Đặc biệt bánh canh của bậc bậc hậu duệ Bùi ở khu phố Gia Huỳnh, thị trấn Trảng Bàng lâu, tỉnh Tây Ninh nay nổi tiếng với các quán như Sáu Liên, Út Huệ. Nhờ bí quyết gia truyền, người thân Bùi từ nghèo khó, ai ai cũng đã đều tậu được biệt thự, xe hơi 
Chỉ truyền nghề cho con gái
“Cha mẹ đẻ” món bánh canh của dòng họ Bùi ở Trảng Bàng là vợ chồng cụ Phạm Thị Trang và Bùi Văn Phương (SN 1883, ngụ ấp Gia Huỳnh, nay là khu phố Gia Huỳnh). “Cụ thường mặc áo dài, gánh bánh canh ra đầu chợ ngồi bán. người thân tui khởi nghiệp từ gánh hàng rong như thế”, bà Nguyễn Kim Dung (tự Năm Dung, SN 1934), cháu ngoại cụ Trang kể. 
Theo lời con cháu , việc chế biến bánh canh chủ yếu do cụ Trang đảm nhận. Để làm ra sợi bánh ngon và dai, cụ Trang xay bột bằng cối đá, nhào với nước cho dẻo rồi ép chặt bằng vỉ sắt có nhiều lỗ. Bột bánh chủ yếu làm từ gạo. 
Các công đoạn tạo ra bánh canh cần nhiều người nên cả nhà cụ Trang mỗi người một tay. Đàn ông giã gạo, xay bột; đàn bà làm bánh, nhặt rau và nấu nước lèo để nêm vào khi ăn. Tuy nhiên chỉ con gái trong nhà mới được cụ Trang truyền nghề. 
Đến đời thứ hai là mẹ bà Năm Dung, cụ Bùi Thị Bạn (mất năm 2008, thọ hơn 100 tuổi) kế nghiệp nấu bánh canh. Hồi đó giá mỗi bát bánh canh chỉ 5 xu. Đến khi cụ Bạn già yếu, đã truyền nghề cho các con gái gồm bà Năm Dung, Sáu Liên và Út Huệ. 
Lý giải việc chỉ truyền lại nghề cho con gái, bà Năm Dung nói: “Thời xưa đâu có mở hàng quán như bây giờ. Muốn bán phải gánh ra ngoài chợ. Con trai tuyệt nhiên không bao giờ chịu cảnh gánh hàng ra chợ ngồi suốt cả ngày để bán. Nếu con trai được truyền nghề, con dâu sẽ biết và không khéo lại làm mất nghề gia truyền”.
Đén với Tây Ninh Quý khách không thể bỏ qua món ốc xu núi bà nhưng không phải lúc nào cũng có. Khi những đám mấy mưa như bao trùm xuống đến lưng chừng núi, báo hiệu sắp có một cơn mưa, đó là lúc những chú "ốc núi" từ các hang đá trên bò ra kiếm ăn, và những tay thợ săn cũng bắt đầu đồ nghề để lên núi “săn” ốc núi.
Thời điểm "săn ốc" thường là lúc 6 giờ chiều trở đi khi trời nhá nhem tối, lúc đó ốc mới bắt đầu bò ra khỏi hang nên dễ bắt được nhiều, và để biết được làm thế nào để "mò ốc" thì bạn sẽ theo chân một người có thâm niên hơn chục năm trong nghề bắt . Thường thì họ rất khó khăn trong việc cho ai lạ đi theo đi theo vì sợ bị “học nghề” và một phần cũng vì sợ "mấy chú kiểm lâm” tóm được là mất công lại còn bị phạt, vì ốc và các loài khác trên núi bà Đen đều bị cấm săn bắt.
Các món được làm từ ốc núi luôn có những mùi vị đặc trưng khiến nhiều người phải bỏ số tiền gấp nhiều lần khi ăn những loại ốc khác để được ăn đúng loại đặc sản núi rừng này. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét